Sàn HOSE lại bị nghẽn lệnh, chưa rõ nguyên nhân
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
Những tấm lòng vàng 13.7.2022
Ngày 27.1, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm nồng độ cồn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cận tết.Trước đó, đêm 26.1 và rạng sáng 27.1, tổ công tác Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đã xử lý 11 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung.Cụ thể, lúc 20 giờ 50 ngày 26.1, tại đường Đỗ Xuân Hợp (Phước Long B), tổ công tác phát hiện người đàn ông có dấu hiệu say xỉn chạy xe máy loạng choạng nên tiến hành dừng xe kiểm tra.Qua kiểm tra, người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,161 mg/L khí thở. Người đàn ông cho hay bản thân hiểu rõ luật giao thông nhưng vì nghĩ nhậu tất niên gần nhà nên đã tự chạy xe về.Đến khoảng 21 giờ 15 cùng ngày, tổ công tác tiếp tục dừng xe máy người ông H.T trên đường Tây Hoà (P.Phước Long A), phát hiện người này vi phạm nồng độ cồn 0,636 mg/L khí thở. Ông T. cho hay đã sử dụng nhiều bia tại tiệc tất niên.Đến rạng sáng 27.1, tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản 11 trường hợp tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn kịch khung (vượt quá 0,4 mg/L khí thở) và nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức 1 (chưa vượt quá 0,25 mg/L khí thở) và mức 2 (vượt quá 0,25 đến 0,4 mg/L khí thở).Theo quy định, vi phạm nồng độ cồn mức 1, tài xế xe máy bị phạt 2 - 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe; mức 2, tài xế xe máy bị phạt 6 - 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe và mức kịch khung, tài xế xe máy bị phạt 8 - 10 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.Hôm 20.1, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Thế Thắng (42 tuổi, ở Q.Tân Phú) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Thắng được xác định là người không chấp hành lệnh đo nồng độ cồn và tấn công, gây thương tích cho một chiến sĩ Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức.Theo điều tra, khoảng 21 giờ 30 ngày 11.1, Thắng chạy xe máy trên đường 5A hướng về đường số 8 (P.Long Bình, TP.Thủ Đức) trong tình trạng say xỉn, không tỉnh táo.Cùng lúc, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra lưu động, khi đến trước địa chỉ nói trên thì phát hiện Thắng loạng choạng, gây nguy hiểm cho người đi đường nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.Tuy nhiên, Thắng không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng, còn có hành vi tấn công, gây thương tích đối với CSGT.Tổ công tác cùng người dân khống chế Thắng và báo Công an P.Long Bình đến hỗ trợ đưa Thắng về trụ sở để làm rõ.Tại cơ quan công an, bước đầu Thắng khai nhận hành vi phạm tội như trên. Vụ việc sau đó được bàn giao Công an TP.Thủ Đức xử lý theo thẩm quyền.
15 phút ngừng lướt web để nhảy dây - thói quen tốt cho vóc dáng đẹp
Tất cả trận đấu VBA 2023 sẽ được phát sóng trực tiếp trên kênh ON Sports News, ON Sports Action, ON Sports bắt đầu từ thứ bảy ngày 10.6 vào lúc 19 giờ 30 đến 21 giờ 30 các ngày trong tuần. Các trận cầu này sẽ được phát trên các ứng dụng ON Plus, VTVcab On. Người hâm mộ có thể mua vé trực tiếp tại: https://ticket.vba.vn/
Không thể trì hoãn hoặc kiểm soát việc “xuất binh” trong khi “gần gũi”?
Nhặt ve chai nuôi vợ con bị bệnh tâm thần
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.

Doanh nghiệp xi măng, sắt thép tiếp tục báo thua lỗ trong quý 3/2023
Vì sao thưởng tết của lao động tại Hà Nội sụt giảm?
Theo đó, ông Nguyễn Văn Hiếu chỉ đạo các trường THPT triển khai kế hoạch ôn tập thi tốt nghiệp THPT cần phải đúng quy định, đảm bảo không kéo dài quá 3 tuần sau khi kết thúc năm học, đồng thời thực hiện công khai, minh bạch kế hoạch ôn tập.Đối với vấn đề thực hiện Thông tư 29, Sở yêu cầu hiệu trưởng các trường THPT quán triệt thông tư này đến toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, đảm bảo hoạt động dạy thêm đúng quy định, công khai, minh bạch, tránh lạm dụng vì mục đích cá nhân.Đồng thời, các trường cần nâng cao chất lượng giảng dạy chính khóa để học sinh tiếp thu hiệu quả ngay trong giờ học, hạn chế nhu cầu học thêm. Không ép buộc học sinh tham gia các lớp học ngoài giờ dưới bất kỳ hình thức nào.Kiểm tra, rà soát việc phân công tiết nghĩa vụ của giáo viên, đảm bảo đủ khối lượng giảng dạy bắt buộc. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc, khai báo đầy đủ, chính xác dữ liệu trên hệ thống quản lý dạy thêm học thêm nhằm đảm bảo công tác quản lý minh bạch, hiệu quả.Rà soát ngân sách cho hoạt động giáo dục, lập dự toán bổ sung nếu cần và trình Sở xem xét cấp bù. Đảm bảo sử dụng ngân sách hợp lý, ưu tiên hoạt động giáo dục, hỗ trợ học sinh, tránh thất thoát hoặc phân bổ không hợp lý vào thu nhập giáo viên.Ông Nguyễn Văn Hiếu cũng giao Phòng Giáo dục phổ thông kiểm tra việc đánh giá năng lực học sinh, hướng dẫn các trường nâng cao chất lượng giảng dạy chính khóa.Còn Phòng Kế hoạch Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các trường xây dựng dự toán, đảm bảo kinh phí cho hoạt động giáo dục, chủ động đề xuất, tham mưu UBND TP bổ sung kinh phí nếu cần thiết, kiểm soát thu chi, không để xảy ra tình trạng lạm thu hoặc tổ chức thu ngoài quy định.Giao Phòng Quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện dạy thêm, học thêm, tham mưu đề xuất điều chỉnh chính sách nếu có bất cập.Người đứng đầu ngành giáo dục giao Văn phòng Sở xây dựng phần mềm quản lý dạy thêm học thêm, đồng thời hướng dẫn và giám sát việc nhập liệu để đảm bảo cập nhật đầy đủ, chính xác trên hệ thống.Để chuẩn bị công tác tuyển sinh lớp 10 diễn ra vào đầu tháng 6, lãnh đạo Sở GD-ĐT nhấn mạnh yêu cầu công tác này phải đảm bảo công bằng, minh bạch, đúng quy định. Kỳ thi tuyển sinh cần được tổ chức nghiêm túc, khách quan, đảm bảo quyền lợi của học sinh.Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Hiếu giao nhiệm vụ Phòng kế hoạch tài chính giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 dựa trên cơ sở vật chất, năng lực của từng trường, đảm bảo phù hợp thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của học sinh và xã hội.Các trường THPT phải chủ động tổ chức tập huấn hoặc quán triệt kỹ nghiệp vụ coi thi cho cán bộ, giáo viên trước khi tham gia coi thi, đảm bảo nắm vững quy trình, hạn chế sai sót. Bố trí tổ hợp môn linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và chuyển trường khi cần; rà soát lại cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh trúng tuyển.Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục tổ chức tập huấn chung cho toàn ngành về công tác coi thi, hướng dẫn thống nhất các quy định và quy trình tổ chức kỳ thi, đảm bảo tính nghiêm túc, công bằng trong quá trình thực hiện. Phòng Giáo dục thường xuyên – Nghề nghiệp và Đại học phối hợp với các phòng chuyên môn và các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh, ngay từ cấp THCS, giúp học sinh có lựa chọn phù hợp trước khi dự thi vào lớp 10.
Garmin Pay mở rộng hợp tác với 5 ngân hàng lớn tại Việt Nam
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
789club online
Trên các tuyến đường như Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, Phạm Ngọc Thạch... hay các địa điểm nổi tiếng như khu vực Nhà thờ Đức Bà, Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành… trong mùng 1 tết, không khó để bắt gặp những nhóm bạn trẻ trong tà áo dài truyền thống kèm theo chiếc áo khoác để vừa giữ ấm, vừa tạo phong cách trẻ trung, năng động, phù hợp với không khí vui tươi ngày đầu năm.Phan Ngọc Bảo Trâm, sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, chia sẻ: "Mình thích mặc áo dài vào ngày tết để cảm nhận không khí truyền thống. Tuy nhiên, sáng nay trời se lạnh nên mình phải khoác thêm áo lạnh. Sự kết hợp này khiến tết năm nay khác biệt".Trần Minh Anh (27 tuổi), cựu sinh viên Trường CĐ Phát thanh – Truyền hình II (TP.HCM) cũng diện áo dài cách tân kết hợp với áo khoác mỏng khi đi chúc tết. Minh Anh cho biết điều này giữ được vẻ đẹp truyền thống, vừa không bị lạnh. "Khi đến các điểm check-in đẹp, mình và gia đình sẽ tháo áo khoác ra để khoe áo dài cho đẹp", cô gái nói.Minh Anh cũng nhận xét rằng đường phố ngày đầu năm rất thông thoáng. Từ TP.Thủ Đức đến trung tâm TP.HCM, cô chỉ mất khoảng 20 phút để di chuyển, nhanh hơn hẳn so với ngày thường.Nguyễn Thị Ngọc Thư (28 tuổi), làm việc ở 115 Điện Biên Phủ, Q.3 (TP.HCM) cũng rất bất ngờ khi ra đường trong sáng nay. Thư thích thú cho biết: "Thời tiết se lạnh kèm theo đường phố thông thoáng khiến mình có cảm giác như đang ở một thành phố khác vậy. Không còn cảnh xe cộ đông đúc, tiếng còi inh ỏi, mà thay vào đó là những con đường rộng rãi. Mình có thể thoải mái chạy xe mà không cần phải chen lấn hay chờ đợi lâu ở các ngã tư".Cô gái nói rằng trên đường đi chúc tết người thân cũng không quên tận hưởng khoảnh khắc hiếm hoi này bằng cách chạy xe chậm lại, hít thở không khí trong lành và ngắm nhìn những con phố vắng lặng trong ngày đầu năm.Không khí se lạnh của sáng mùng 1 khiến nhiều người thích thú khi tận hưởng thời tiết mát mẻ trong dịp tết. Tại các quán cà phê, nhiều gia đình chọn ngồi lại nhâm nhi ly cà phê sớm, trò chuyện và tận hưởng không gian yên bình của ngày đầu năm.Nguyễn Gia Bảo, học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.HCM), chia sẻ: "Buổi sáng mùng 1, em và ba mẹ sẽ qua nhà ông bà để chúc tết. Sau đó cả nhà sẽ di chuyển đến các địa điểm nổi tiếng như Nhà văn hóa Thanh niên, Hồ Con Rùa, đường hoa… để tham quan, chụp ảnh với áo dài. Nhân dịp năm mới, em chúc mọi người một năm tràn đầy niềm vui, sức khỏe dồi dào, công việc thuận lợi và gặp nhiều may mắn. Chúc mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mọi người và gia đình trong năm Ất Tỵ 2025".
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư